Ngày 12/04 hàng năm, Google Doodle thường thiết kế một đoạn video để tôn vinh trường nghệ thuật Bauhaus. Đây là ngôi trường nghệ thuật ở Đức đào tạo về mỹ nghệ và nghệ thuật thủ công nổi tiếng. Phong trào Bauhaus, hay còn gọi là trường phái Bauhaus được khởi nguồn từ ngôi trường nghệ thuật này và có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến nền kiến trúc và nghệ thuật thế giới.
Cùng tìm hiểu đặc điểm và dấu ân của phong trào Bauhaus trong kiến trúc nghệ thuật hiện nay.
TÓM TẮT
I. Phong trào Bauhaus là gì?
1. Lịch sử hình thành
Sau chiến tranh thế giới thứ I (1914 – 1918), nước Đức hay nghệ thuật nước Đức đều bị những tổn thương nặng nề. Thiếu thốn cơ sở vật chất hay khổ sở trong hậu quả của chiến tranh.
Giữa những u ám và suy tàn đó, Walter Gropius – một kiến trúc sư nổi tiếng thời bấy giờ đã nhanh chóng nhận ra những khuôn thước nghệ thuật thời đó không còn phù hợp nữa. Ông trút bỏ những chi tiết trang trí rườm rà, những kiểu cách đồng bóng và thiết lập học viện thiết kế Bauhaus quốc gia. Nay là trường đại học công nghệ mỹ thuật Bauhaus (Bauhaus – Building house: ngôi nhà của các công trình).
Phong trào Bauhaus cũng được bắt nguồn từ ngôi trường học viện này. Mới đầu, Bauhaus chỉ là một thử nghiệm giữa sự cân đối về công năng và thẩm mỹ của dự án nội thất, chế tạo các vật dụng của trường học như bàn ghế, cuộn giấy dán,… Sau đó, Bauhaus mới hướng tới chủ nghĩa ấn tượng và dần tìm con đường cải cách cho riêng mình.
2. Khái niệm
Vậy phong trào Bauhaus là gì? Phong trào Bauhaus là sự kết hợp nghệ thuật tinh xảo với các thiết kế có tính ứng dụng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Đó là khi chúng không có sự phân biệt giữa thẩm mỹ và công năng.
II. Đặc trưng cơ bản
1. Đơn giản kiểu chữ
Thay vì những kiểu dáng cũ kỹ, phức tạp lúc bấy giờ, Bauhaus đã lấy cảm hứng từ kiểu chữ Grotesque. Mục đích của việc này là để sáng tạo ra những kiểu chữ mới đơn giản, thông dụng và dễ dàng sử dụng hơn, mà ngày nay chúng ta thường gọi nó là sans-serif.
2. Chú trọng công năng
Ngoài ra, những sản phẩm mang phong cách Bauhaus luôn đặt công năng lên hàng đầu thông qua những hình khối đơn giản và ngôn ngữ hình học. “Công năng đi liền với thẩm mỹ” là triết lý cơ bản nhất của phong cách Bauhaus.
3. Sự thống nhất giữa thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật
Bên cạnh việc chú trọng đến công năng, Bauhaus còn là sự thống nhất giữa thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật. Nghệ thuật là một nghề cao quý, nhưng nó không có gì khác biệt với nghệ sĩ và những người thợ. Mọi nghệ sĩ đều cần một nền tảng thủ công, và đó cũng chính là nguồn gốc của sự sáng tạo.
4. Nguồn cảm hứng cho thiết kế 3D
Cảm hứng từ infographic của các nghệ sĩ hay từ những hình khối minh họa trong các ấn phẩm đều bắt nguồn từ Bauhaus. Tất cả đều được vận dụng một cách khéo léo để tạo nên những tác phẩm đồ họa 3D ngày nay.
III. 5 giá trị nghệ thuật mà Bauhaus mang lại
Phong trào Bauhaus đã mang lại một giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn, đó là:
- Nhấn mạnh tiêu chuẩn để phá vỡ sự tự do hóa hời hợt và phi tiêu chuẩn của việc giáo dục nghệ thuật thời kỳ đầu
- Thiết lập một hệ thống giáo dục mới có nền tảng khoa học, nhấn mạnh sự kết hợp giữa phương pháp làm việc logic, khoa học với biểu hiện nghệ thuật
- Đưa hệ thống giáo dục từ nghệ thuật cá nhân chuyển thành nghệ thuật dựa trên khoa học
- Đưa trọng tâm thiết kế từ sáng tạo ngoại hình chuyển thành giải quyết vấn đề sáng tạo
- Phá vỡ khuôn khổ giáo dục nghệ thuật theo phong cách cũ, sáng tạo nên phương thức kết hợp sản xuất đại công nghiệp, đặt nền móng cho giáo dục thiết kế hiện đại
IV. Một số nhà thiết kế và tác phẩm thiết kế tiêu biểu của phong trào Bauhaus
1. Nhà thiết kế Walter Adolph Gropius (1883 – 1969)
Walter Adolph Gropius vừa là một kiến trúc sư, vừa là người sáng tạo ra trường phái Bauhaus. Ông là tác giả của nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của thế giới như Khu nhà ở Siemenstadt, Khu chung cư Aluminum City Terrace, Nhà máy giày Fagus tại Đức,…
Đây là công trình nổi tiếng nhất của phong trào Bauhaus. Từ đó, phong cách hình học trở thành xu hướng và mô hình cho những tòa nhà, căn hộ hiện nay.
Trường Đại học Bauhaus đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới sau khi được sửa chữa và tu bổ sau những ngày bị lãng quên trong chiến tranh. Đây cũng là địa điểm tham quan chào đón hàng nghìn du khách mỗi năm.
3. Một số nhà thiết kế nổi tiếng khác.
Ngoài ra, phong cách Bauhaus còn được đóng góp bởi những nhà thiết kế nổi tiếng khác như: Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969), Hannes Meyer (1889 – 1954), Wassily Wassilyevich Kandinsky (1866 – 1944),…
Vậy Bauhaus là gì? Bauhaus không chỉ đơn giản là một ngôi trường đại học. Nó còn là một phong trào Bauhaus, một phong cách, một thời kỳ nghệ thuật gắn liền với sự phát triển của nền kiến trúc, nghệ thuật trên thế giới.
Link Lee – Ban biên tập Cẩm Nang Nhà Đẹp