Phong cách chiết trung là một hình thức thiết kế không tuân theo một luật lệ nhất định nào. Mà nó là sự pha trộn của cái mới và cái cũ, giữa phương Tây và phương Đông, giữa khiêm tốn và khoa trương, giữa yên tĩnh và ồn ào…
Vậy phong cách chiết trung là gì? Đặc điểm của phong cách chiết trung được thực hiện như thế nào?
I. Phong cách chiết trung là gì?
1. Lịch sử hình thành
Chủ nghĩa chiết trung là một cách tiếp cận nghệ thuật không theo một luật lệ nhất định nào, từ cứng nhắc đến đơn giản hay các giả định. Nhưng thay vào đó, nó được rút ra từ nhiều phong cách, ý tưởng hoặc lý thuyết để đạt được những hiểu biết nhất định và được áp dụng vào từng trường hợp cụ thể.
Khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên và được sử dụng bởi nhiều kiến trúc sư từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đây là những người thường thiết kế các công trình kiến trúc theo nhiều phong cách khác nhau, tùy thuộc vào mong muốn của chính họ hay mong muốn của khách hàng. Và công trình kiến trúc điển hình cho chủ nghĩa chiết trung chính là nhà thờ Sagrada Familia tại Barcelona, Tây Ban Nha được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Antonio Gaudi.
2. Chiết trung là gì?
Vậychiết trung (hay còn được gọi là phong cách eclectic) là gì?
Thực tế, phong cách chiết trung là một hình thức thiết kế không tuân theo một luật lệ nhất định nào. Mà nó là sự pha trộn của cái mới và cái cũ, giữa phương Tây và phương Đông, giữa khiêm tốn và khoa trương, giữa yên tĩnh và ồn ào,…
Phong cách này khuyến khích con người sáng tạo ra cái mới, đóng góp những ý tưởng yêu thích của họ và thể hiện “cái tôi” của mỗi người.
Tuy nhiên, đây cũng không phải là một phong cách thiết kế tự do. Và ranh giới giữa chiết trung và hỗn loạn rất mong manh. Bạn không thể tùy hứng lắp ghép của người khác một chút, của mình một chút mà cần óc sáng tạo, thời gian đầu tư để tạo ra những công trình nghệ thuật thu hút nhất.
II. 7 đặc điểm của chiết trung trong kiến trúc
1. Phông nền đơn giản
Khi thiết kế không gian theo phong cách chiết trung, các gia chủ thường lựa chọn nội thất có thiết kế độc đáo. Do đó, biện pháp an toàn nhất khi sắp xếp những món nội thất này là sử dụng phông nền đơn giản với gam màu trung tính như be, trắng, xám. Việc này sẽ giúp không gian thu hút, ấn tượng và không bị rối mắt người nhìn.
2. Cân bằng và đối xứng
Phong cách chiết trung thể hiện ngay trong chính thiết kế, màu sắc, kích thước, chất liệu của vật dụng. Điều này giúp chúng nổi bật trong không gian nhưng bạn đừng quên tạo sự liên kết giữa chúng để tổng thể trở lên hài hòa hơn.
Ví dụ, trong phòng bếp, bạn có thể chọn 4 chiếc ghế có màu sắc, chất liệu khác nhau nhưng giống nhau về kiểu dáng và kích thước. Đồng thời kết hợp đèn chùm, bàn ăn, vật trang trí cùng một tông màu sẽ khiến không gian tinh tế hơn.
3. Bố cục, kích thước, tỷ lệ
Bố cục, kích thước, tỷ lệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất và cần được tính toán kỹ lưỡng để tạo nên sự thành công của phong cách chiết trung.
Điều này được hiểu theo cách đơn giản là: không gian sinh hoạt gồm hai yếu tố chính là phông nền gồm sàn, trần, tường và vật dụng trang trí, đồ nội thất. Nếu muốn thể hiện sự cá tính thông qua vật dụng, đồ trang trí thì cần phông nền đơn giản, nhã nhặn. Và ngược lại, nếu muốn phông nền nổi bật thì sử dụng vật dụng, đồ trang trí đơn giản.
Do đó, trong một không gian chiết trung, phải có yếu tố chính và yếu tố phụ để cả hai cùng được tôn lên. Nó sẽ tránh sự đối chọi gay gắt khiến người nhìn bị rối mắt.
Bên cạnh đó, bạn cần phải quan tâm đến tỷ lệ, kích thước của đồ vật so với diện tích căn phòng để không gian hài hòa hơn.
4. Tính lặp lại
Sự nhắc lại của hình dáng, hình ảnh, màu sắc là điểm nổi bật của phong cách này. Đầu tiên, bạn cần chọn những yếu tố cơ bản trước. Sau đó, cân nhắc xem yếu tố nào có thể nhắc lại. Ví dụ, với một chiếc bàn tròn, bạn có thể sử dụng thêm, một chiếc gương tròn hoặc đồng hồ tròn.
5. Màu sắc
Trong phong cách chiết trung, bạn có thể chọn lựa bất kỳ màu sắc nào mà bạn muốn miễn là nó cân đối và hài hòa. Bạn có thể kết hợp xanh lá – hồng phấn, họa tiết sọc – hoa hay vân gỗ,… Nhưng cần lưu ý để tránh không gian bị rườm rà, rối mắt.
6. Chất liệu
Đừng giới hạn bản thân trong phong cách này. Bởi đây mới chính là điểm hấp dẫn của phong cách chiết trung. Một chồng sách cũ, đĩa CD của ban nhạc yêu thích hay món đồ lưu niệm từ những chuyến du lịch… đều có thể trở thành một chi tiết trang trí trong không gian sống của bạn.
Phong cách chiết trung là một hình thức thiết kế thể hiện ý tưởng và nguồn cảm hứng sáng tạo của con người. Mặc dù vậy, đã có thời gian phong cách thiết kế này bị chỉ trích và không được lưu truyền. Nhưng dù vậy, chúng ta vẫn không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của nó trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Link Lee – Ban biên tập Cẩm Nang Nhà Đẹp