Xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phong cách Art Nouveau nổi lên như một làn gió mới, định hình tất cả các phong cách thiết kế trên toàn thế giới. Với sự bài trí khá cầu kỳ, phức tạp, phong cách Art Nouveau thể hiện đẳng cấp của mình qua các công trình kiến trúc lẫn thời trang hay hội họa.
Vậy phong cách Art Nouveau là gì? Đặc điểm cơ bản của phong cách này được thể hiện như thế nào?
TÓM TẮT
I. Phong cách Art Nouveau là gì?
1. Lịch sử hình thành
Với tiền thân là phong cách Art & Craft, Art Nouveau dần trở thành một phong cách vô cùng sáng tạo của nghệ thuật. Nó đặc biệt nổi lên vào khoảng những năm 90 của thế kỷ XIX cho đến hết thế chiến thứ I. Phong cách này đã thể hiện niềm hưng phấn của người dân khắp Châu Âu và được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như phong cách Glasgow, hay phong cách Jugendstil (theo tiếng Đức), Stile Liberty (tiếng Ý), Modern (tiếng Nga) hoặc Modernisme (tiếng Tây Ban Nha),…
Phong cách thiết kế này xuất phát từ 2 hình thức là hữu cơ và hình học. Và chúng hòa quyện với nhau tạo thành những đường nét góc cạnh hơn. Có thể nói, phong cách Art Nouveau là cầu nối giữa phong cách tân cổ điển và hiện đại với công trình điển hình là tòa tháp Eiffel tại Pháp.

2. Khái niệm
Phong cách Art Nouveau được xem là phong cách nghệ thuật tổng hợp và có sự ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều lĩnh vực như kiến trúc, nội thất, thời trang, hội họa, dệt may, chế tác trang sức,…
Đặc biệt, phong cách này nổi bật bởi tính lượn sóng, hoa mỹ, bất đối xứng với các họa tiết được cách điệu hóa từ thiên nhiên, hình ảnh tiên nữ cùng những đường cong mềm mại,…
3. Đặc điểm
Art Nouveau được lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Đó là tổng hợp của các đường gần thẳng và đường cong trong thiết kế.
Phong cách này mang đến một sắc thái, ý nghĩa mới, một sự kết hợp nữ tính, hài hòa giữa hình dạng của lá, hoa, chồi, rễ cây. Dưới góc nhìn của Art Nouveau, thiên nhiên có sức mạnh không thể chối từ được.
II. Phong cách Art Nouveau trong kiến trúc nghệ thuật
1. Nội thất
Trong thiết kế nội thất, Art Nouveau được thể hiện nổi bật nhất trong đường cong. Những đường cong này vô cùng phóng khoáng, nhưng vẫn có nét mềm mại, mang kiểu asymmetrical uốn lượn.
Và vật liệu để tôn lên những đường cong này thường là những vật liệu phát sáng. Do đó, nội thất mang phong cách Art Nouveau thường được mạ bạc, mạ vàng có tính ánh kim.

Hơn nữa, phong cách thiết kế nội thất Art Nouveau còn được thể hiện vô cùng thành công dưới bàn tay của kiến trúc sư Antoni Gaudi. Dù một bộ phận nhỏ trong các thiết kế của ông đều khiến bạn nhận thấy vẻ đẹp tráng lệ, mỹ miều của nó.
2. Kiến trúc
Còn trong kiến trúc, phong cách Art Nouveau là nguồn cảm hứng bất tận. Bởi nó đã thâu tóm mọi cung bậc cảm xúc trầm bổng của cuộc sống.
Ngoài tháp Eiffel, một công trình mang phong cách Art Nouveau nổi tiếng không kém đó chính là thánh đường Sagrada Familia. Mặc dù được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX nhưng phải đến năm 2016, công trình này mới chính thức hoàn thành.

Đây là một trong những công trình kiến trúc áp dụng phong cách Art Nouveau chuẩn mực. Như đỉnh tháp được lấy cảm hứng từ hoa oải hương, cột trụ là hình ảnh của gốc cây, cầu thang được làm từ vỏ ốc, hay những chi tiết trang trí hình tổ ong… đều tôn lên vẻ độc đáo, lạ mắt của công trình.
3. Thời trang
Dưới cái nhìn của phụ nữ, phong cách Art Nouveau được thể hiện như một thế lực quyến rũ, kỳ bí và đầy nguy hiểm. Rất nhiều nhà thiết kế lấy cảm hứng từ Art Nouveau để cho ra đời những bộ sưu tập nổi tiếng nhưng ấn tượng nhất vẫn là bộ sưu tập Mùa xuân của Prada.
 100vw, 800px” /><figcaption><em>Bộ sưu tập Mùa xuân của Prada</em></figcaption></figure>
</div>
<p>Họ ví phụ nữ như những nàng tiên không chỉ bởi chất liệu organza nhẹ nhàng cùng đường nét thanh thoát mà còn bởi những bức họa trên trang phục họ mang.</p>
<p>Ngoài ra, Miuccia Prada còn chăm chút đến những phụ kiện như giày, túi xách, kẹp cài tóc,… được lấy cảm hứng từ những đóa hoa.</p>
<h3><span id=)
Có thể người, người chịu ảnh hưởng từ phong cách Art Nouveau lớn nhất là Gustav Klimt. Ông pha trộn chủ nghĩa hiện đại trong nghệ thuật và Art Nouveau trong đồ họa để cho ra đời những tác phẩm mới.
Link Lee – Ban biên tập Cẩm Nang Nhà Đẹp