Các nhà nghiên cứu văn hóa đã nhận định rằng: “Nhà rường Huế là một trong những bộ phận cấu thành và không thể tách rời của văn hóa Huế”. Cho đến ngày nay mỗi khi du lịch cố đô Huế, du khách có thể bắt gặp những mẫu kiến trúc nhà ở độc đáo này vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn.
Hãy cùng Cẩm Nang Nhà Đẹp tìm hiểu thế nào là nhà rường huế và những đặc sắc trong phong cách kiến trúc cổ độc đáo của Việt Nam này nhé!
I. Nhà rường là gì, nguồn gốc ra sao?
1. Nhà rường Huế là gì?
Rường là tên gọi ngắn gọn của rường cột. Nhà rường là loại nhà có hệ thống cột kèo gỗ, dựng lên theo những cách thức nhất định, thường theo hình chữ đinh, khẩu, công hoặc nội ngoại quốc.
Nhà rường Huế xưa phổ biến nhất là nhà rường 3 gian 2 chái hoặc nhà rường 1 gian 2 chái. Những ngôi nhà thường có diện tích nhỏ, thấp và mái nhà có độ dốc lớn. Nhưng dù lớn đến đâu thì kết cấu nhà được tạo bởi hệ thống chống và mộng gỗ có thể tháo lắp dễ dàng.
2. Nguồn gốc nhà rường Huế
Nhà rường Huế có nguồn gốc từ Quảng Trị, khoảng thế kỷ 17 dưới triều đại phong kiến Việt Nam. Lịch sử ghi chép lại rằng khi chúa Nguyễn Hoàng vào Huế đã mang theo mẫu nhà này. Những ngôi nhà rường ở Huế sau này đều mua từ Quảng Trị để dựng lại.
Trải qua 1000 năm đô hộ của nước láng giềng phương Bắc thế nhưng kiến trúc nhà rường Huế vẫn giữ được bản sắc và những nét riêng biệt.
Dưới thời vua Minh Mạng thứ 2 (năm 1822), đạo luật quy định các ngôi nhà Đại Nội không được vượt quá 3 gian 2 mái đã được ban hành. Tuy nhiên, nó đã được bãi bỏ và thay bằng việc không được xây dựng nhà cao hơn chiều cao cung điện.
Cho đến ngày nay, trải qua những năm tháng của lịch sử và sự tàn phá của thời gian, nhà rường truyền thống Huế vẫn được bảo tồn và trở thành niềm tự hào của người Việt.
II. Đặc điểm kiến trúc nhà rường
1. Về mặt cấu trúc nhà rường Huế
Nhà rường Huế nói riêng và nhà rường miền Trung nói chung đều được làm bởi nhiều rường cột, rường kèo, mè với lối kiến trúc chữ Đinh, Khẩu hoặc Công. Gian trong nhà được tính bằng các hàng cột và không có vách ngăn.
Mẫu nhà rường 3 gian 2 chái ở Huế trung bình có 56 cột. Các cột đều được kê trên đá tránh ẩm mốc. Tương ứng với số lượng cột là số lượng kèo, xà, đòn tay cần chạm khảm lớn.

Ngoài ra, hệ thống cửa lớn bao che 3 mặt tiền của ngôi nhà cũng đều được chạm khảm tùy vào sở thích của gia chủ sẽ khắc hoa văn tứ quý, bát cửu, hoa lá hay chữ nho để cầu sống lâu và thịnh vượng.
Mái nhà được lợp bằng 2 lớp ngói liệt chồng lên nhau, mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm áp.
Hệ mái của nhà rường Huế thường có độ dốc lớn để tránh mưa bão. Chiều cao không được vượt quá chiều cao Hiểu Lâm Các – cấu trúc nhà trong Đại Nội. Những ngôi nhà thường có kích thước nhỏ. Gia đình đông người gia chủ cần xây thêm các nhà phụ và nhà ngang.
Để bù đắp cho sự khiêm tốn về kích thước, người Huế thường chạm khảm nội thất nhà rường rất cầu kỳ, mỗi đòn, mỗi kèo nhà đều là những bức họa đẹp, đa dạng đề tài.
2. Về mặt kết cấu nhà rường cổ Huế
Kết cấu quan trọng nhất của nhà rường là bộ khung gỗ hay còn gọi là bộ giàn trò. Là tổ hợp các bộ phận cột – kèo – xuyên – trến – xà – đòn tay nối ráp với nhau bằng liên kết mộng.

Nền nhà thường đắp bằng đất sạch, trộn thêm vôi, tro để chống mối, ẩm và đầm chặt bằng nhiều lớp. Với những gia đình giàu có, nền nhà thường được bó vỉa bằng đá thanh, đá cẩm thạch, mặt nền lát gạch Bát Tràng, gạch hoa tráng men.
3. Về công năng nhà rường Huế
Các mẫu nhà rường Huế thường có 5 gian: 3 gian chính và hai gian phụ (thường gọi là chái). Cũng có những mẫu nhà rường đẹp có đến 7 gian nhà rất đồ sộ.
Nội thất nhà rường có hàng cột cái (cột chính) to và cao, 2 cột ngoài phía Đông và 2 cột ngoài phía Tây.
Các cột cái và cột quân chia không gian nhà thành 3 phần: gian chính giữa để thờ phụng, tiếp khách và có giường ngủ của đàn ông. Hai chái hai bên là buồng gọi là đông phòng và tây phòng, là buồng ngủ cho phụ nữ và con cái.
III. Các mẫu nhà rường Huế hiện đại
Sự phát triển của kinh tế – xã hội dần khiến kiến trúc nhà rường bị mai một, không còn phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay những mẫu nhà rường hiện đại dần được cải tân và được nhiều người yêu thích xây nhà hoặc xây dựng điểm kinh doanh du lịch.
Cùng chiêm ngưỡng những mẫu nhà rường được cách tân hiện nay nhé!



Dù là nhà rường Huế hiện đại hay cổ đều được xây dựng theo quy tắc hội tụ đủ 3 tiêu chuẩn: vững chắc, tiện nghi, dung hòa với kết cấu chặt chẽ, bao quanh nhau hợp lý.
Thiết kế nhà rường Huế mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông thậm chí có thể tránh bão nhờ mái dốc và chiều cao phù hạn chế. Đặc biệt, cách đắp trần và tường nhà chống ẩm cũng là một biện pháp thiết kế nhà được các kỹ sư ứng dụng hiện nay.
Nhà rường Huế là mẫu nhà Việt cổ mang trên mình lối kiến trúc thú vị, độc đáo. Mong rằng với những chia sẻ trên Cẩm Nang Nhà Đẹp đã giúp bạn có thêm những hiểu biết thú vị về lịch sử và một phần đời sống văn hóa người Việt.
Hãy tiếp tục theo dõi camnangnhadep.net để nhận được những chia sẻ hữu ích khác nhé!