Phong cách kiến trúc cổ điển, Romanesque, Gothic,… là những nét nghệ thuật tiêu biểu và có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử kiến trúc thế giới. Đặc biệt, những công trình mang phong cách kiến trúc này vẫn còn tồn tại sừng sững cho đến ngày nay.
Hãy cùng Cẩm Nang Nhà Đẹp điểm qua lịch sử kiến trúc thế giới được thể hiện trong 12 bức ảnh kéo dài gần 3000 năm trong bài viết dưới đây.
1. Kiến trúc Cổ đại

Kiến trúc Cổ đại được xây dựng từ giữa thế kỷ VII – thế kỷ IV trước Công nguyên. Phong cách này được biết đến qua các ngôi đền thờ được xây bằng đá theo nguyên tắc hình học, đối xứng, thức cột và luật xa gần.
Điển hình của phong cách này là đền thờ Parthenon với các đặc điểm nổi bật được xây dựng vào thế kỷ V trước Công nguyên tại thành cổ Athens.
2. Kiến trúc Romanesque

Được phát triển trong khoảng từ thế kỷ VI – IX sau Công Nguyên, kiến trúc Romanesque có mối liên kết chặt chẽ với bối cảnh lịch sử lúc đó. Đó là khi các quốc gia Châu Âu đang có những cuộc chiến tranh lớn và các công trình kiến trúc phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ nhân dân, chống lại những cuộc xâm lược.
Do đó, các công trình đều có những bức tường nặng nề và dày dặn với những ô cửa sổ cung tròn, điển hình là Nhà thờ chánh tòa Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha.
3. Kiến trúc Gothic

Ban đầu, Gothic được gọi với cái tên là “công trình của người Pháp” hay Opus Francigenum. Nó được ra đời vào những năm 900 – 1300. Sau đó, tên gọi Gothic được nhắc đến nhiều hơn để chỉ những công trình hùng vĩ, thẳng đứng như nhà thờ, thánh đường, giáo hội,…
Và hầu hết các công trình mang phong cách kiến trúc Gothic đều được công nhận là Di sản thế giới UNESCO như Reims Cathedral, Notre Dame Cathedral,…
4. Kiến trúc Baroque
Kiến trúc Baroque được tìm thấy trong các công trình tôn giáo ở thế kỉ XVI dưới chế độ quân chủ ở Châu Âu. Điểm nổi bật trong phong cách này là sử dụng đồ vật trang trí cùng các yếu tố tạo ra nét đặc biệt cho công trình.

Và Nhà thờ Gesu ở Rome chính là một trong những hình mẫu của phong cách kiến trúc này.
5. Kiến trúc Tân cổ điển
Từ thế XVIII, kiến trúc Tân cổ điển là một trong những biện pháp được nhiều kiến trúc sư sử dụng để hồi sinh các công trình thời La Mã cổ đại, Hy Lạp. Đặc điểm của kiểu kiến trúc này có sự liên quan mật thiết đến bối cảnh xã hội, kinh tế lúc bấy giờ.

Đó là thời kỳ mà truyền thống Grand Tour – đi vòng quanh thế giới và tiếp cận các tác phẩm cổ xưa được nhiều sinh viên thượng trung lưu hưởng ứng. Do dó, sự hồi sinh kiến trúc Châu Âu là tiền đề tạo ra một kiểu kiến trúc có sự đối xứng hợp lý.
6. Kiến trúc Beaux – Art

Kiến trúc Beaux – Art bắt nguồn từ những năm 1830 tại một trường Mỹ thuật ở Paris, Pháp. Nó thiết lập một phong cách kiến trúc thể hiện nhiều thời kỳ khác nhau như kiến trúc Gothic, Tân cổ điển Pháp hay Phục hưng. Và kiểu kiến trúc này đã bắt đầu sử dụng những vật liệu đương đại như sắt, kính.
Mặc dù xuất hiện ở Pháp nhưng Beaux – Art có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc Mỹ, đặc biệt là Louis Sullivan – cha đẻ của những tòa nhà chọc trời.
7. Kiến trúc Art Nouveau

Art Nouveau được biết đến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hội họa, kiến trúc, viết chữ hay thiết kế nội thất.
Điểm đặc biệt của Art Nouveau là những yếu tố trang trí với nhiều đường cong uốn lượn và được lấy cảm hứng từ hình dáng của hoa lá, cây cối, động vật,…
8. Kiến trúc Art Deco

Giống như Art Nouveau, Art Deco có sự ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó là sự pha trộn của các yếu tố thủ công, thiết kế hiện đại, vật liệu sang trọng tạo ra niềm tin về sự phát triển công nghệ và xã hội ở lục địa.
Auguste Perret – người tiên phong sử dụng bê tông cốt thép đã thiết kế ra công trình kiến trúc Art Deco đầu tiên trên thế giới. Đó chính là nhà hát Champs-Elysées của Paris vào năm 1913.
9. Kiến trúc Bauhaus

Bauhaus ra đời vào thế kỷ XX. Phong cách kiến trúc này đã được đưa vào trong bài diễn văn nói về mối quan hệ giữa thiết kế nội thất với sản xuất công nghiệp đến cách tiếp cận của con người.
Và Bauhaus đã được Walter Gropius đưa vào các bài giảng của mình và áp dụng nó trong thực tiễn.
10. Kiến trúc Hiện đại

Kiến trúc Hiện đại ra đời vào nửa đầu của thế kỷ XX. Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ với Frank Lloyd Wright, ở Đức với Bauhaus hay ở ở Pháp với Le Corbusier. Nhưng đến khi có sự đóng góp những hiểu biết về kiến trúc Hiện đại của Le Corbusier thì nó mới nhận được nhiều sự chú ý.
11. Kiến trúc Hậu hiện đại

Từ năm 1929, khởi đầu là cuộc Đại suy thoái, nhiều chỉ trích về kiến trúc Hiện đại nổ ra và kéo dài đến năm 1970. Do đó, kiến trúc Hậu hiện đại đã được sinh ra và được thể hiện trong các công trình xây dựng lẫn diễn ngôn. Nhưng phong cách kiến trúc này vẫn tồn tại hai chiều ngôn luận trái ngược nhau: một là mỉa mai, một là quan tâm sâu sắc.
12. Kiến trúc Giải kết cấu

Đến năm 1980, kiến trúc Giải kết cấu – Deconstructivism được ra đời. Đây không phải một phong cách mới, không phải là tiên phong để thay đổi xã hội hay kiến trúc. Cũng không phải là một cuộc nổi loạn chống lại các phong cách kiến trúc nhàm chán lúc bấy giờ. Nó không tuân theo một quy tắc, hay tính thẩm mỹ nhất định nào.
Deconstructivism đơn giản là sự kết hợp của hai khái niệm: văn học và triết học để tháo gỡ những suy nghĩ truyền thống của con người lúc bấy giờ.
Như vậy, Cẩm Nang Nhà Đẹp vừa đưa bạn đi khám phá lịch sử kiến trúc thế giới qua 12 bức ảnh kéo dài gần 3000 năm. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích về nền kiến trúc thế giới.
Link Lee – Ban biên tập Cẩm Nang Nhà Đẹp