Dù đã trải qua vài chục năm nhưng những công trình kiến trúc mà Pháp để lại vẫn kiên cố, đứng vững theo thời gian. Trong đó, phong cách kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp vừa nổi bật vừa tinh tế giữa sự hiện đại, lãng mạn của kiến trúc Pháp và nét hoài cổ của truyền thống Á Đông. Vậy phong cách kiến trúc Đông Dương là gì?
TÓM TẮT
I. Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì?
1. Lịch sử hình thành
Ernest Hébrard là một kiến trúc sư, nhà quy hoạch, nhà khảo cổ học người Pháp. Ông sinh năm 1875 và mất năm 1933. Ông được coi là người đầu tiên khởi nguồn cảm hứng cho phong cách kiến trúc Đông Dương.
Thực chất, phong cách kiến trúc Đông Dương là một phong cách chiết trung Á – Âu. Nó không chỉ là sự pha trộn kiến trúc của ba nước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia), mà nó còn là sự kết hợp của kiến trúc Trung Quốc.
Và Ernest Hébrard đã sử dụng phong cách kiến trúc Đông Dương để sáng tạo, thiết kế ra rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng có giá trị nghệ thuật, điển hình là Nhà hát lớn Hà Nội được xây theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris.
2. Khái niệm
Phong cách kiến trúc Đông Dương, hay còn gọi là style indochinois, là tên gọi chỉ những sáng tạo của những kiến trúc sư người Pháp. Phong cách kiến trúc này góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc của dân tộc.
Tuy nó có nhiều điểm pha trộn, chiết trung vì người Pháp không am hiểu rõ kiến trúc cổ điển của Việt Nam, nhưng nó đã khích lệ sinh viên trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương hay các kiến trúc sư Việt Nam tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật dân tộc này.
II. 5 đặc điểm của kiến trúc Đông Dương
1. Kỹ thuật và vật liệu xây dựng
Kiến trúc Đông Dương sử dụng rộng rãi kỹ thuật và vật liệu xây dựng như khung thép tiền chế, hệ khung bê tông cốt thép chịu lực, ngói ardoise (đá xám chẻ), sành sứ nhiều màu, gạch caro,…
Ngoài ra, các phương tiện kỹ thuật mới khá tiên tiến được áp dụng như cổng sắt cuốn, cột thu lôi, đèn điện,…
2. Giải pháp kiến trúc
Phong cách kiến trúc này còn áp dụng các giải pháp cách nhiệt thông thoáng phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam như bố trí dàn pergola, dãy hành lang rộng rãi chạy dọc theo công trình.
Trên các mảng tường thường bố trí lam gió để lấy ánh sáng và sự thông thoáng cho không gian bên trong. Ngoài ra, đa số các công trình được bố trí thêm các giếng trời, sân trong để tăng sự thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên.
3. Mái
Tùy theo từng công trình mà có thể sử dụng từng loại mái khác nhau: mái lợp ngói cho công trình nhỏ hoặc mái bằng cho công trình lớn. Khi đó, mái nhà thường được thiết kế nhô ra xa để che nắng mưa, tạo sự thông thoáng cho phần bên trong.
Một số công trình khác sử dụng dạng mái chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống, mái vút cong ở các góc, có hoa văn trang trí ở các góc cong của mái và đỉnh mái.
4. Cửa
Thông thường, các công trình kiến trúc Đông Dương thường được thiết kế nhiều cửa. Cửa sổ mở rộng và cao để tăng khả năng chiếu sáng và sự thông thoáng cho khu vực bên trong. Bên cạnh đó, cửa sổ không chỉ được bố trí trên tường công trình, mà còn được bố trí ở các hành lang, nhất là hành lang ở phía chịu sáng trực tiếp của mặt trời.
5. Trang trí
Không những vậy, phong cách kiến trúc Đông Dương còn sử dụng khác nhiều kiểu trang trí đa dạng với nhiều màu sắc:
- Kiểu trang trí Việt – Hoa: “lưỡng long chầu nguyệt”, pháp vân, lân sư, rồng phụng, cỏ cây hoa lá,…
- Kiểu Khmer – Chăm: rắn naga, hoa Mạn đà la, chữ viết,…
- Kiểu Phục hưng, cổ điển Pháp: lan can con triện, gờ chỉ, tranh tượng, phù điêu, hoa lá, các thức cột,…
- Sử dụng phong cách thiết kế Art Nouveau, Art Deco trong trang trí
III. 5 công trình kiến trúc Đông Dương nổi tiếng của Ernest Hébrard
1. Trường đại học Đông Dương
Trường đại học Đông Dương được xây dựng từ năm 1923 – 1926, mang phong cách tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm.