Bể nước mái hiện nay được xây dựng ở nhiều các công trình nhà ở dân dụng, đặc biệt là ở nhà ở cao tầng, hoặc cũng có thể là nhà thấp tầng. Trong nội dung bài viết hôm nay, Cẩm Nang Nhà Đẹp sẽ hướng dẫn tới bạn cách thiết kế bể nước mái nhà trong nhà ở dân dụng.
TÓM TẮT
1. Lý do nên thiết kế bể nước mái cho nhà ở dân dụng
Với một ngôi nhà, sân thượng và phần mái là phần cao nhất của công trình, đồng thời đây cũng là khu vực chịu nhiều bức xạ nhiệt độ nóng từ môi trường. Điều này gây ra nắng nóng cho toàn bộ ngôi nhà.
Do vậy, việc thiết kế bể nước mái nhà cao tầng chính là giải pháp để làm giảm nắng nóng do mặt trời gây nên. Đặc biệt với những căn biệt thự mini 1 tầng, thiết kế bể nước mái còn mang tới tính thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà nếu biết trang trí tiểu cảnh hồ nước.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng bể nước mái, bạn phải biết cách tính toán kết cấu bể nước, chú trọng tới việc chống thấm để không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và thẩm mỹ của tầng dưới, đảm bảo độ bền của cả ngôi nhà. Hiện nay có nhiều cách chống thấm, hữu hiệu nhất đó là sử dụng hóa chất chống thấm hoặc màng chống thấm.
Sau một thời gian dài sử dựng, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh cho bể nước mái, vớt hết rong rêu, tảo, rác, tốt nhất là thiết kế mái di động cho bể nước để không bị mất vệ sinh. Bên cạnh đó, khi thiết kế bể nước mái, bạn cũng cần phải thiết kế máng nước hoặc ống thoát nước cho bể để phòng khi trời mưa, nước có thể tự tháo ra.
2. Tiêu chuẩn thiết kế bể nước mái
Cấu tạo để làm bể nước mái cho nhà cao tầng có thể được làm từ gạch, inox cũng có thể là từ nhựa nhưng phổ biến nhất là từ gạch và bê tông. Bể nước xây từ gạch kết hợp với bê tông thì yêu cầu với bể là phải bền, chắc, không bị rò rỉ, đáy bể phải đặt cách mặt gạch lá nem trên mái ít nhất 100mm ở điểm gần nhất. Loại gạch phổ biến trong làm bể nước mái nhà cao tầng là gạch vuông mỏng, màu đỏ, kích thước 30x30cm.
Ngoài ra, hệ thống ống trần, ống tháo và thoát nước vào phải được đặt theo đúng tiêu chuẩn thiết kế cách làm bể nước mái. Mặt bể và bên ngoài thành bể trát vữa xi măng mác 50 dày 15, trong lòng trát vữa xi măng mác 80 dày 25 và trát làm hai lần. Trước khi trát, ngâm nước xi măng chống rò rỉ, trong 1 ngày khuấy 4-6 lần, ngâm tới khi nào hết rò rỉ mới thôi, ít nhất là 7 ngày. Sau đó lớp sàn Panen mái sẽ được đổ tiếp theo.
Panen là một loại sàn có kết cấu đơn giản, được lắp ghép bởi dầm chịu lực và những viên block sàn rỗng được đúc sẵn có trọng lượng thấp nên không cần hoặc sử dụng rất ít cốt pha hay cột chống trong quá trình thi công. Sau lớn sàn Panen là bản bê tông chống thấm. Sau đó là lớp gạch lá nem. Tiếp đến là hai lớp gạch có lỗ, cuối cùng là bản bê tông cốt thép có lỗ chống nhiệt.
3. Phong thủy đặt vị trí bể nước mái
Vị trí lắp đặt bể nước mái phải bằng phẳng, có khả năng chịu lực tốt từ hai tới 4 lần trọng tải của bồn nước. Điểm tiếp xúc của mặt chân đế với mái nhà hoặc nơi đặt bồn cầu phải đảm bảo độ cứng nhất định.
Theo các chuyên gia, vị trí đặt bồn nước lý tưởng là trên những thiên can: Giáp, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Tuất, Quý. Nên tránh đặt ở thiên can Mậu, Kỷ bởi hai thiên can này thuộc Thổ, nếu đặt bồn nước ở đây sẽ tương khắc với nhau nên không tốt cho gia chủ.
Ngoài ra, khi lựa chọn vị trí đặt bồn nước theo phong thủy, chủ nhà cũng cần xem kỹ hướng của ngôi nhà cùng với tổng thể kiến trúc để có được tốt nhất.
Hiện nay phương pháp xây bể nước mái ít được sử dụng bởi có sự xuất hiện của các téc nước, bồn inox… được sản xuất đại trà và phù hợp hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc thiết kế bể nước mái vẫn được áp dụng rộng rãi trong nhiều nhà cao tầng, trong một số công trình nhà ở nông thôn.