Tờ 10MD vừa thống kê top 10 cây cầu cao nhất thế giới (tính từ chân đến đỉnh cầu). Và một nửa trong số đó là những cây cầu của Trung Quốc – đất nước nắm giữ kỷ lục có nhiều công trình cầu đường hoành tráng nhất. Hãy cùng Cẩm Nang Nhà Đẹp chiêm ngưỡng những cây cầu cao nhất thế giới trong bài viết dưới đây.
Cầu gì cao nhất? Top 10 cây cầu cao nhất thế giới
Cầu cạn Millau – Pháp
Cây cầu cao nhất thế giới hiện nay chính là cầu cạn Millau (Pháp) với chiều cao 343m (tính từ chân đến đỉnh cầu), cao hơn cả tháp Eiffel 23m. Cây cầu này được thiết kế bởi kỹ sư người Anh Norman Foster và kỹ sư người Pháp Michel Virlogeux với mục đích nối liền tuyến đường cao tốc giữa Paris và vùng Địa Trung Hải, tháo gỡ nút thắt giao thông ở thị trấn Millau. Thiết kế của cầu kết hợp giữa tính năng kỹ thuật và thẩm mỹ, với bảy dầm chính mảnh mai nhưng cực kỳ chắc chắn.
Cầu Millau còn mang đến cho du khách một trải nghiệm không giới hạn với tầm nhìn panorama độc đáo về cảnh quan tự nhiên hùng vĩ. Được xem là một trong những công trình kiến trúc và kỹ thuật tiên tiến nhất thế kỷ 21.
Cầu Millau được thiết lập nhằm tránh việc phải đi qua thung lũng Tarn sâu thẳm, thị trấn Millau – những nơi nổi tiếng của Pháp. Việc này giúp tiết kiệm tới một tiếng khi di chuyển trong điều kiện lưu thông thuận tiện, và thời gian tiết kiệm có thể lên tới 5 tiếng so với tình hình kẹt xe trước kia.
Cầu Pingtang – Quý Châu, Trung Quốc
Đứng thứ hai trong danh sách những cây cầu cao nhất thế giới là cầu Pingtang ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Đây cũng là cây cầu dây văng có tháp bê tông cao nhất thế giới.
Cây cầu dài 2,135m với tháp cao nhất cao 332m bằng tòa nhà 110 tầng. Sau khi đưa vào hoạt động, đây là tuyến đường duy nhất dẫn tới kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới FAST ở tỉnh Quý Châu.
Cầu Pingtang không chỉ giúp thuận tiện cho việc di chuyển mà còn trở thành điểm đến du lịch phổ biến, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm đến để chiêm ngưỡng và kỳ vọng trải nghiệm một cảm giác phiêu lưu trên độ cao.
Cầu Russky – Nga
Không chỉ là một trong những cây cầu cao nhất thế giới, Russky còn là biểu tượng của thành phố Vladivostok, Nga. Bởi vì đây là cây cầu nối liền đảo Russky với thành phố. Khi chiến sự thời kỳ Xô Viết nổ ra, đảo Russky như một lá chắn to lớn che chắn cho cả thành phố Vladivostok từ phía Nam.
Cầu Sutong, tên đầy đủ là Cầu Sutong Duyên Hải, là một trong những phép màu kỹ thuật của Trung Quốc và thế giới với hai cột treo khổng lồ chọc trời, mỗi cột lên đến khoảng 300m – cao hơn nhiều toà nhà chọc trời.
Với chiều dài hơn 1,088m, toàn bộ thân cầu Sutong bắc qua sông Dương Tử là một trong những tuyến đường quan trọng của thành phố Nantong và Suzhou, Giang Tô, Trung Quốc.
Ngoài ra, Sutong cũng được mệnh danh là cây cầu treo dài nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại.
Cầu Akashi – Kaikyo, Nhật Bản
Cầu Akashi – Kaikyo (cầu Trân Châu) là cây cầu bắc qua vịnh Akashi, một liên kết quan trọng nối liền Iwaya của đảo Awaji với công viên ven biển Maiko ở thành phố Kobe. Cầu này cũng mang ý nghĩa nhân văn, bởi nó nối liền hai bờ của vịnh Akashi, nơi xảy ra trận động đất Hanshin-Awaji vào năm 1995.
Cầu Akashi-Kaikyo còn được biết đến với tên gọi Pearl Bridge, điểm đặc biệt của cây cầu này là hàng đêm, Akashi – Kaikyo luôn được thắp sáng đèn và màu sắc ánh đèn sẽ được thay đổi theo từng giờ, từng ngày và từng mùa biến nó thành một dãy hạt ngọc trai lấp lánh.
Cầu Akashi-Kaikyo được xây dựng bền vững và có khả năng chịu đựng các cơn bão mạnh. Với cấu trúc cứng cáp và hệ thống cản gió, nó đã chống lại những thử thách của thiên nhiên như siêu bão Typhoon Mireille vào năm 1991. Cầu Akashi-Kaikyo không chỉ là một phần quan trọng của hệ thống giao thông, mà còn là biểu tượng quốc gia của Nhật Bản, tượng trưng cho sự phát triển kỹ thuật và kiến thức của đất nước này.
Cầu Stonecutters – Hồng Kông, Trung Quốc
Với tổng số vốn xây dựng lên tới 354 triệu đô la, cầu Stonecutters là một trong những cây cầu có thời gian xây dựng lâu nhất (khoảng 5 năm).
Ngoài ra, không chỉ là một trong những cây cầu cao nhất thế giới, Stonecutters còn nổi tiếng thế giới bởi thiết kế độc đáo của cây cầu khiến nó trở thành biểu tượng trên thế giới nhờ hai tòa tháp nổi bật, bao phủ bằng thép chống gỉ.
Phần boong chính của cầu được chế tạo từ thép ở nhịp chính và sử dụng bê tông cho các nhịp phụ. Móng của tháp có đường kính đạt tới 10m, và hệ thống dây văng liên tục nối liền các phần của cầu.
Cầu Yi Sun-sin – Hàn Quốc
Cầu treo Yi Sun-sin là cây cầu kết nối thành phố cảng Gwangyang và thành phố Yeosu (tỉnh Nam Jeolla) với tổng chiều dài 2,269m.
Cây cầu này được xây dựng nhằm kỷ niệm một vị Độ đốc hải quân dưới triều đại Joseon – tướng quân Yi Sun-shin. Ngoài ra, cây cầu này còn có thể chịu được động đất cấp 8 độ richter, chịu đựng được sức gió 90m/giây và chịu sức nặng 40 nghìn tấn.
Cầu Jingyue – Trung Quốc
Một cây cầu khác bắc qua sông Dương Tử nằm trong danh sách những cây cầu cao nhất thế giới là cầu Jingyue, Trung Quốc. Cây cầu này có chiều cao 265m và được hoàn thành công việc xây dựng từ năm 2010. Là một trong những cầu dây văng dài nhất ở Trung Quốc.
Cầu Jingyue nổi bật với kiến trúc độc đáo, với một loạt các cột treo thanh mảnh và đường dẫn dài giữa chúng, tạo nên một cảnh quan ấn tượng và hiện đại. là một trong những cầu dây văng dài nhất ở Trung Quốc. Điều này làm cho nó trở thành một phần quan trọng của hệ thống giao thông kết nối các khu vực quan trọng trên đất nước.
Cầu Storebaelt – Đan Mạch
Cầu Storebaelt, hay còn được gọi là cầu Eo Biển Lớn. Đây là cây cầu thuộc một đoạn đường xe lửa dài 8,204m, là cầu nối quan trọng giữa đảo Zealand và đảo Fyn của Đan Mạch. Đồng thời, việc xây dựng cây cầu này cũng rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 đảo xuống chỉ còn 15 phút.
Cầu cao tốc Zhongxian Huyu – Trung Quốc
Cầu cao tốc Zhongxian Huyu cũng là một trong những cây cầu được bắc qua sông Dương Tử với chiều cao 247.5m. Cây cầu này được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2010.
Trên đây là tổng hợp những cây cầu cao nhất thế giới màCamnangnhadep.net vừa giới thiệu cho bạn. Chúng không chỉ là một phương tiện giúp con người di chuyển dễ dàng hơn mà còn là biểu tượng anh hùng của một thành phố lớn.