Cách xử lý tường bị bong tróc và biện pháp xử lý tường bị tróc sơn thì phải làm sao là vấn đề cũng như câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và. Tường nhà bị bong tróc là hiện tượng gặp khá phổ biến ở những căn nhà sau một thời gian dài sử dụng, thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn tạo ra mùi ẩm mốc khá khó chịu. Nội dung bài viết dưới đây, Cẩm Nang Nhà Đẹp sẽ mách bạn cách xử lý tường bị ẩm, bong tróc hiệu quả nhất, hãy cùng theo dõi nhé.
TÓM TẮT
- 1 Hiện tượng tường nhà bị bong tróc
- 2 Nguyên nhân gây nên tường bị bong tróc
- 3 Cách xử lý tường bị bong tróc
- 4 Biện pháp phòng ngừa sơn tường bị bong tróc
Hiện tượng tường nhà bị bong tróc
Hầu như các ngôi nhà mới xây xong đều có những lớp sơn tường đẹp và bóng mịn. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài khi sử dụng, một số mảng tường có hiện tượng bị bong tróc hay tường nhà bị sùi khiến cho bức tường trở nên mất thẩm mỹ, gây nên bụi bẩn cho căn nhà. Đặc biệt là những ngôi nhà quá cũ, lớp tường vôi hoặc sơn sẽ trở nên sần sùi, dễ bong và lộ ra lớp vữa gạch rất xấu.
Cụ thể là những căn nhà cấp 4 hoặc nhà tập thể cũ, tường đã quét vôi hoặc sơn lâu ngày sẽ xuất hiện hiện tượng tường bị muối hóa, mốc meo và nhiều mảng tường bị phồng lên. Do đó, khi thấy có những dấu hiệu này chúng ta phải xử lý tường vôi bị bong tróc ngay.

Nguyên nhân gây nên tường bị bong tróc
Tình trạng tường nhà bị bong tróc là một hiện tượng phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây ra. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta có thể tóm tắt các nguyên nhân chính như sau:
Sự ảnh hưởng của thời tiết và môi trường

Những ngôi nhà đã xây dựng từ lâu thường phải đối mặt với tác động của thời tiết, đặc biệt là ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Sự chiếu sáng trực tiếp của mặt trời và tia UV có cường độ cao gây mất màu và bong tróc cho lớp sơn.
Hầu như những ngôi nhà xây từ thập niên 90 trở về trước đều xây bằng vôi vữa hoặc vữa tam hợp nên sau thời gian dài sử dụng tường dễ bị bong tróc, rộp. Bởi lẽ, lớp vôi vữa hoặc vữa tam hợp khi dùng để xây tường sau một thời gian sử dụng có độ hút ẩm tương đối cao, đặc biệt vào mùa mưa, thời tiết nồm nên rất dễ bị mốc và phồng rộp.
Ngoài ra, do Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm nên chịu sự tác động của thời tiết là không thể tránh khỏi tình trạng bị muối tường. Muối tường là gì? Cụ thể muối tường là hiện tượng trên tường xuất hiện các mảng màu lấm tấm với kích cỡ khác nhau có màu trắng hoặc vàng nhạt. Lớp muối này rỉ ra từ lớp vữa hoặc gạch khi gặp phải nước. Tình trạng này thường xuất hiện ở những nơi tường ẩm ướt, chân tường, lan can, giáp ranh giữa các tầng.
Vật liệu xây dựng
Sử dụng gạch chưa được nung đủ hoặc chứa tạp chất muối có thể dẫn đến hiện tượng muối hóa, khiến tường nứt và sơn bong tróc. Lớp vôi và vữa tam hợp, phổ biến trong xây dựng trước đây, có độ hút ẩm cao, dễ gây ẩm mốc và bong tróc khi thời tiết ẩm ướt.
Thấm nước
Tường bị thấm nước lâu ngày, do thời tiết ẩm ướt hoặc rò rỉ nước từ các nguồn khác nhau, có thể làm cho lớp sơn mất độ bám dính và bong tróc.
Tác động ngoại lực
Va chạm mạnh từ các bề mặt cứng hoặc sử dụng không cẩn thận đồ dùng nội thất có thể gây nứt và vỡ tường, làm sơn bong tróc.
Lựa chọn sơn không phù hợp
Sử dụng sơn kém chất lượng hoặc không phù hợp với điều kiện cụ thể của bề mặt tường và môi trường là một nguyên nhân quan trọng khác gây bong tróc.
Sự không đồng nhất giữa lớp sơn cũ và mới
Nếu lớp sơn mới không tương thích hoặc không phù hợp với lớp sơn cũ, điều này có thể gây ra sự không đồng nhất và bong tróc trên tường.
Kỹ thuật thi công

Tay nghề kỹ thuật của thợ sơn cũng ảnh hưởng lớn đến việc bong tróc sơn. Trộn vật liệu không đúng tỉ lệ, sơn trên bề mặt bẩn hoặc chưa khô hoàn toàn, hoặc sơn trong điều kiện thời tiết không lý tưởng có thể dẫn đến kết quả không mong muốn.
Do quá trình trộn vôi vữa không đúng tỷ lệ giữa vôi, cát và xi măng. Sau một thời gian sử dụng vôi sẽ bị khô không có chất dính tới các mảng tường bị bong tróc.
Hay do trước khi sơn, thợ sơn không đánh ráp tường sạch bụi bẩn dẫn tới lớp các lớp sơn chồng chất, khi có mưa ẩm khiến các mảng tường tự động bong.

Cách xử lý tường bị bong tróc
Tường bị tróc sơn thì phải làm sao? Dưới đây là những cách giúp bạn xử lý tường bị bong tróc:
Cách 1: Cách xử lý tường bị muối, bị bong tróc
Chuẩn bị vật dụng xử lý tường bị bong tróc gồm
- Giấy nhám mịn
- Sơn lót, sơn
- Cọ sơn hoặc con sơn lăn
- Xi măng, bay, cát
Cách sơn tường cũ bị bong tróc

- Bước 1: Cạo bỏ đi lớp sơn cũ, bột còn sót lại, lưu ý bạn phải làm cho sạch
- Bước 2: Sau khi cạo xong bạn dùng giấy nhám đánh những mảng tường sơn bị bong tróc, loại bỏ đi hết phần sơn cũ.
- Bước 3: Quét sạch bụi
Bạn cần quét sạch bụi trên tường, nếu không khi sơn, sơn sẽ bám vào bụi chứ không bám vào tường. Như thế tuổi thọ của sơn như thế sẽ không cao được.
- Bước 4: Tiến hành sơn lót bằng cọ sơn hoặc con lăn sơn. Để khô ít nhất trong vòng 1 ngày.
- Bước 5: Bạn trét bột tường cho phẳng
- Bước 6: Sơn lớp sơn đầu tiên bằng con lăn. Để lớp sơn đầu tiên khô trong vòng 24h, khi sơn khô tiến hành sơn lớp sơn thứ 2
- Bước 7: Sơn lớp sơn thứ 2 và đợi đến khi khô. Sau khi sơn khô bạn có thể dùng các biện pháp để khử mùi sơn khó chịu

Cách 2: Sử dụng hóa chất để xử lý tường vôi bị bong tróc
- Bước 1: Đục toàn bộ lớp vữa trát khu bức tường bị ẩm, bong tróc và rộp ra
- Bước 2: Đục các mạch vữa tường sâu khoảng 1-1,5cm
- Bước 3: Vệ sinh tất cả các mạch vữa xây tường, sau đó tiến hành miết vữa vào các vị trí mạch vữa đục sâu 1 – 1,5cm sao cho phẳng bằng mép gạch. Bạn sẽ miết bằng vữa mác 75, trộn tỷ lệ nước và sika latex 50 + 50 trộn vào lớp vữa.
- Bước 4: Đợi khi lớp vữa miết mạch khô hẳn, vệ sinh sạch bề mặt cần trát lại.
- Bước 5: Quét 2 lớp hồ dầu vào toàn bộ bề mặt tường
- Bước 6: Chờ đến khi lớp hồ dầu khô hẳn, quét 1 lớp Sika latex + nước + xi măng theo tỷ lệ 1:1:4, rồi trộn với nhau rồi quét lên lớp hồ dầu và toàn bộ bề mặt tường cần trát.
- Bước 7: Khi lớp Sika khô hẳn, tiến hành trát vữa mác 75 vào toàn bộ khu mặt tường mới trát là xong.
Cách 3: Cách xử lý sơn tường bị bong tróc bằng sử dụng giấy dán tường, xốp

Các loại xốp và giấy dán tường không chỉ có khả năng ngăn ngừa ẩm mốc và bong tróc trên tường, mà còn mang lại sự thẩm mỹ cho công trình. Vì vậy, nếu bạn đang đối diện với tình trạng tường bị tróc sơn trong một căn phòng nhỏ và không muốn thực hiện lại quy trình sơn tường hoặc muốn tiết kiệm thời gian và chi phí cải tạo, bạn có thể sử dụng xốp hoặc giấy dán tường. Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện:
Bước 1: Làm sạch bề mặt tường bị hỏng
Trước hết, hãy làm sạch bề mặt tường bị hỏng bằng cách cạo bỏ lớp sơn tường tróc ra. Sau đó, sử dụng giấy nhám hoặc giẻ để đánh bóng và làm mịn bề mặt tường.
Bước 2: Dán xốp hoặc giấy dán tường
Tính toán diện tích của căn phòng để xác định số lượng xốp hoặc giấy dán tường cần thiết. Bóc lớp keo và dán chúng lên tường tuần tự từ phía trên xuống phía dưới. Hãy đảm bảo bạn xác định đúng vị trí bắt đầu, thường là từ các góc ở phía trên cùng và các góc theo chiều ngang để tránh sai lệch.
Cuối cùng, sau khi bạn đã dán xong, hãy vệ sinh lại bề mặt tường để đảm bảo tính chắc chắn và sử dụng keo silicon để trám lại các điểm nối giữa các đầu giấy dán tường.
Cách 4: Xử lý tường bong tróc bằng phủ vôi vữa lên bề mặt tường

Để tạo lại tường cho những công trình đã sử dụng vôi vữa hoặc vữa tam hợp, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt tường
Trước hết, bạn cần vệ sinh toàn bộ bề mặt tường bị tróc, nứt. Hãy quét sạch bụi bẩn và loại bỏ mạng nhện trên tường.
Bước 2: Gỡ bỏ lớp vôi và làm nhẵn bề mặt
Sử dụng dụng cụ cạo bỏ như bay hoặc đá mài để loại bỏ lớp vôi cũ trên tường. Việc này tuy mất thời gian nhưng rất quan trọng, giúp đảm bảo lớp vôi mới không bị bong ra.
Bước 3: Làm sạch bề mặt tường bị lõm trong quá trình gỡ bỏ
Do quá trình gỡ bỏ lớp vôi có thể làm tường có những vết lõm, nên sau đó, hãy sử dụng bột bả để làm nhẵn mịn lại các khu vực đó.
Bước 4: Sơn lớp lót tường
Tiếp theo, bạn cần quét một lớp sơn lót lên tường để chống thấm và tăng cường độ bền cho lớp vôi sắp tới.
Bước 5: Quét lớp vôi mới
Cuối cùng, hãy dùng con lăn để quét lớp vôi mới lên phần tường bị hư hại. Trong quá trình này, hãy đảm bảo đều tay và đều áp dụng lớp vôi để đạt được kết quả tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa sơn tường bị bong tróc
- Thiết kế mái hợp lý: Thiết kế mái với hệ số đua phù hợp với thời tiết và môi trường xung quanh. Điều này cần được tính toán từ khi thiết kế nhà để ngăn chặn nước mưa và độ ẩm vào tường.
- Chọn đội ngũ thi công uy tín: Lựa chọn một đội ngũ thi công có uy tín và kỹ năng để đảm bảo thực hiện đúng quy trình sơn tường.
- Xử lý vết nứt và khe nứt: Trước khi thi công sơn, hãy xử lý các vết nứt và khe nứt trên tường để ngăn tình trạng này tái diễn.
- Vệ sinh bề mặt tường: Trước khi tiến hành sơn, đảm bảo rằng bề mặt tường đã được vệ sinh sạch sẽ và không còn bất kỳ bụi bẩn hoặc tạp chất nào. Điều này giúp lớp sơn bám dính tốt hơn.
- Thi công sơn lót trước khi sơn phủ: Trước khi áp dụng lớp sơn chính, hãy thi công lớp sơn lót để tăng khả năng bám dính của lớp sơn và tạo sự đồng đều cho bề mặt tường.
- Đảm bảo độ ẩm thích hợp: Trước khi sơn tường, hãy đảm bảo rằng bề mặt tường đã được làm khô hoàn toàn và độ ẩm của nó nằm dưới mức 16%.
- Xử lý khu vực thấm nước: Triệt hạ bất kỳ vị trí nào trên tường có dấu hiệu thấm nước hoặc rò rỉ. Điều này giúp ngăn hiện tượng sơn bong tróc do ẩm ướt.
- Sử dụng sơn chất lượng cao và có độ bám dính tốt: Lựa chọn các loại sơn chất lượng tốt,sơn có khả năng thoáng khí tốt, có khả năng bám dính mạnh với bề mặt tường.
- Chờ lớp sơn cũ khô hoàn toàn: Khi sơn lớp tiếp theo, đảm bảo rằng lớp sơn cũ đã khô hoàn toàn để tránh sự phồng rộp và bong tróc của lớp sơn mới.
- Kiểm soát nhiệt độ khi sơn tường: Hạn chế việc sơn tường trong điều kiện nhiệt độ của bề mặt tường quá cao, để tránh sự phồng rộp của lớp sơn.
Hiện tượng tường bị bong tróc là khá phổ biến, do đó khi gặp tình trạng này bạn cần phải áp dụng các cách xử lý tường bị bong tróc ngay. Bài viết trên đây, camnangnhadep.net hy vọng hữu ích tới bạn đọc, giúp bạn áp dụng thành công, xử lý hiệu quả những mảng tường bong tróc tại gia đình mình.