Cách sửa nhà dột đơn giản nhưng hiệu quả 90%. Mái nhà không chỉ có tác dụng trong việc che nắng, che mưa mà còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc mang lại giá trị thẩm mỹ cho mỗi công trình. Trong quá trình sử dụng lâu dài, nếu không được nâng cấp, bảo dưỡng hay sửa chữa, mái nhà rất dễ bị hư hỏng và bị dột mỗi khi mưa xuống.
Vậy mỗi khi nhà dột phải xử lý thế nào? Nội dung bài viết dưới đây của Cẩm Nang Nhà Đẹp sẽ mang đến cho bạn các giải pháp xử lý nhà dột một cách hiệu quả.
TÓM TẮT
6 nguyên nhân gây nên tình trạng nhà bị dột
Nóc nhà bị dột có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, khi phát hiện ra nguyên nhân bạn sẽ tìm được cách xử lý mái nhà bị dột. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân dẫn tới mái nhà bị dột phổ biến nhất:
Tôn bị thủng do thời gian sử dụng lâu
Mái tôn bắt đầu bị thấm dột theo thời gian. Khi mùa mưa đến, nước sẽ ngấm dần vào lỗ rỉ sét hoặc những chỗ tôn bị thủng gây nên tình trạng dột.
Đinh trên mái bị bung thấm tạo thành lỗ dột
Nước có thể thấm dột theo những điểm mũi đinh, lâu ngày sử dụng đinh bung ra và không có khả năng ngăn cản nước.
Nơi 2 mảnh tôn giao nhau có khe hở
Ở vị trí hai mái tôn giao nhau nước bắt đầu thấm vào các khe hở. Chỉ cần một cơn gió thổi mạnh cũng khiến cho nước đọng lại và dột xuống trần nhà.
Vị trí thấm giữa mái tôn và trần gỗ
Có nhiều trường hợp nước thấm vào các vị trí giữa mái tôn và trần gỗ.
Hệ thống nước bị rò rỉ gây thấm dột
Do hệ thống nhà vệ sinh hoặc nhà tắm ở những tầng cao hơn của ngôi nhà bị hỏng rồi gây nên tình trạng rò rỉ nước, khiến mái nhà bị thấm dột.
Sơn sử dụng không tốt
Do nhà sử dụng những loại sơn không đảm bảo, sau thời gian sử dụng dài sẽ bị bong tróc.
Cách sửa nhà dột đơn giản hiệu quả
Nhà dột phải làm sao? Sửa chữa nhà chống dột là một vấn đề mà nhiều gia đình phải đối mặt, đặc biệt là trong những khu vực thường xuyên gặp mưa bão.
- Đối với những vết nứt trên tường, cần phải chú ý xây kín chúng bằng cách thêm xi măng vào chỗ trống. Dành cho những ai không chắc chắn về kỹ năng của mình, việc gọi thợ chuyên nghiệp là giải pháp tốt nhất. Đồng thời, việc sơn chống thấm sẽ giúp đảm bảo tường không bị nước mưa thấm sau này.
- Tuy nhiên, nếu tường không bị nứt mà vẫn dột, có thể nguyên nhân chính là tường chưa được chống thấm. Giải pháp đơn giản nhất là sơn lên một lớp chất chống thấm chất lượng.
- Đối với mái nhà, quan trọng là việc kiểm tra lại hướng gió và chỉnh lại mái lợp sao cho nước không thể tích tụ. Cần đảm bảo rằng mái tôn được bắn vít chính xác và không bị cong vênh trong quá trình thi công. Đối với những khu vực mái gặp vấn đề, việc sử dụng tấm tôn phẳng, kết dính bằng keo chuyên dụng và xử lý bằng silicon kỹ lưỡng sẽ ngăn chặn nước mưa thấm vào.
- Nếu sàn nhà thấm nước, việc phá bỏ lớp gạch sàn tại khu vực bị thấm, phủ lên trên một lớp sợi thuỷ tinh và keo chống thấm, rồi trám lại bằng xi măng và lắp gạch như cũ sẽ giúp khắc phục tình trạng.
Hướng dẫn cách chống dột cho mái nhà
Ông cha ta vẫn thường dạy rằng “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Do đó ngay từ đầu khi xây hoặc sửa chữa nhà bạn cần phải chọn nguyên vật liệu tốt, sơn đảm bảo để tránh trường hợp mái nhà dột trong khoảng thời gian dài sử dụng.
Được xây dựng bằng nguyên vật liệu tốt, tuổi thọ của ngôi nhà sẽ cao hơn, hạn chế được tối đa tình trạng dột thấm trần nhà.
Còn trường hợp nhà bị dột phải làm sao? Nếu nhà bạn đang gặp phải tình trạng này thì phải tìm cách xử lý trần nhà bị dột ngay. Dưới đây sẽ là quy trình xử lý, chống dột cho mái nhà hiệu quả.
Cách sửa mái nhà dột cho mái nhà bê tông
Đầu tiên bạn sẽ kiểm tra hiện trạng mái nhà bị dột, xác định mức độ hư hại. Đối với mái nhà bê tông, nguyên nhân gây nên dột thường là do nứt trần bê tông đổ mái. Hoặc có thể do lớp sơn trên trần bê tông bị bong tróc cũng có thể gây nên tình trạng thấm, dột.
Với mái bằng, bê tông bạn sẽ xử lý bằng cách sơn một lớp sơn chống thấm dày lên và xem lại đường ống bị rò rỉ. Đồng thời xử lý lại hệ thống thoát nước trên trần nhà. Thêm nữa bạn cũng có thể xử lý bằng cách khác đó là pha hỗn hợp xi măng thành cát vữa để trát lên chỗ mái nhà bị dột.
Cách chống dột mái nhà bằng mái tôn
Đầu tiên bạn cũng kiểm tra và tìm ra nguyên nhân khiến mái tôn bị dột, xác định mức độ hư hại để có phương pháp xử lý sao cho thích hợp.
Khắc phục đinh vít gỉ sét hoặc lỏng: Kiểm tra và thay thế đinh vít gỉ sét, gia cố đinh vít lỏng bằng silicon, sử dụng súng bắn vít và keo silicon để bắn và bơm keo vào vị trí cần thiết.
Sử dụng xăng và xốp để chống thấm: Vệ sinh vị trí mái tôn bị thấm, nhúng xốp vào xăng và đặt nhanh lên vị trí bị dột cho đến khi bịt kín.
Khắc phục tôn thủng bằng keo: Đối với lỗ nhỏ sử dụng keo silicon hoặc xi măng, cùng với việc bắn vít lạnh nếu cần, đối với lỗ lớn làm sạch khu vực xung quanh, dán miếng tôn lớn hơn lên vị trí bị rách bằng keo chuyên dụng.
Sử dụng băng keo chống dột mái tôn: Sản phẩm này được làm từ chất tự dính hanbon Hàn Quốc và hỗn hợp Bitum cùng polime. Thi công trước tiên sẽ vệ sinh bề mặt và áp dụng lớp sơn lót chống thấm, đặt và cắt tấm dán sao cho phủ đủ bề mặt mái tôn, bóc màn silicon và ép tấm dán lên bề mặt mái tôn cẩn thận.
Chống dột mái tôn bằng nhựa đường: Sử dụng nhựa đường với khả năng bám dính và độ bền cao.
Khắc phục tôn biến dạng hoặc gãy: Khoan đinh vít vào sóng tôn bị gãy hoặc trũng, sử dụng dây kẽm và gậy để kéo phần tôn bị biến dạng trở lại hình dạng ban đầu, hạn chế dẫm lên chỗ tôn bị gãy và sử dụng sắt hộp mạ kẽm hoặc thanh sắt khác để gánh và hỗ trợ vị trí bị gãy.
Sử dụng sơn chống dột mái tôn: Sơn chống thấm mua tại các cửa hàng sắt hoặc cửa hàng sơn, giúp chống ăn mòn và thấm. Ưu điểm tính bám dính cao trên tôn và kim loại, chịu nhiệt lên tới 30°C, bảo vệ mái tôn, kéo dài tuổi thọ lên đến 5 năm.
Thay tấm tôn hỏng bằng tấm tôn cao cấp: Khi các biện pháp khác không hiệu quả, nên thay thế tấm tôn cũ bằng tấm tôn mới, chất lượng cao hơn.
Cách chống dột nhà đối với mái ngói
Thay ngói mới vị trí hư hỏng: Mái nhà bằng ngói gặp tình trạng thấm dột có thể là do sứt mẻ hay lợp ngói bị lệch. Với trường hợp này, cách xử lý nhanh nhất là thay ngói mới vào những vị trí bị nứt, vỡ.
Xử lý thấm dột cho mái ngói mới bằng sơn
Bước 1: Vệ sinh mái ngói sạch sẽ, loại bỏ tất cả bụi bẩn và các chất cặn bã.
Bước 2: Phun lớp sơn cơ bản lên mái ngói, giúp ngăn chặn bụi và vi khuẩn gắn kết.
Bước 3: Áp dụng lớp sơn lót chống kiềm dành cho không gian ngoại thất.
Bước 4: Dùng sơn chống thấm để phủ lên toàn bộ mái ngói.
Khắc phục thấm dột cho mái ngói cũ
Bước 1: Làm sạch bề mặt và tiến hành kiểm tra các vết nứt trên mái ngói.
Bước 2: Trám các vết nứt sử dụng hỗn hợp gồm xi măng, cát và các chất chống thấm.
Bước 3: Đối với vết nứt ở phần đỉnh mái, dùng tấm tôn mỏng che phủ trước, sau đó trám kín bằng vữa xi măng.
Bước 4: Áp dụng lớp sơn chống thấm trên toàn bộ bề mặt mái ngói.
Bảo vệ mái ngói bằng hóa chất ROOF Seal
Hóa chất ROOF Seal là một giải pháp chống thấm hiệu quả cho mái ngói, giúp giảm thiểu khả năng hấp thụ nước, ngăn chặn tình trạng ngói bị mục, và duy trì màu sắc của mái ngói trong thời gian dài. Ngoài ra, ROOF Seal còn giữ nguyên khả năng thông thoáng của mái ngói và có nhiều ưu điểm khác
Ngôi nhà được xem là người bạn đồng hành mỗi ngày của chúng ta, do vậy khi gặp phải tình trạng nhà dột bạn cần phải xử lý ngay, có như vậy mọi người mới có thể yên tâm sinh sống. Hy vọng bài viết trên đây của Camnangnhadep.net đã giúp bạn đọc có cách sửa nhà dột đơn giản hiệu quả và nhanh chóng và có thêm kiến thức xử lý trần nhà bị dột, xua tan nỗi lo mái nhà bị dột mỗi khi trời mưa.